Nếu các bạn vẫn đang phân vân về câu hỏi: Ngân hàng thương mại là gì? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình ngân hàng này. Trong đó, chỉ rõ đâu là những đặc điểm, phân loại cũng như đặc điểm nhận dạng…để bạn không nhầm lẫn với các ngân hàng khác nhé! Đây là những điều nên biết về: Ngân hàng thương mại là gì?

Hiểu đúng khái niệm về ngân hàng thương mại
Trước hết, những ngân hàng dạng này được coi như một tổ chức kinh tế, thường thực hiện các hoạt động có liên quan đến việc: Trung gian trao đổi về tiền tệ, cung cấp tiền tệ hoặc cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc cung cấp chứng chỉ tiền gửi, tài khoản tiết kiệm…cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.
Nguồn lợi nhuận của ngân hàng thương mại sẽ thu được thông qua việc cung cấp các loại khoản vay cho khách hàng và tính lãi suất. Trong đó, lượng tiền khách gửi vào theo các dạng: Tài khoản séc, tài khoản tiết kiệm, tài khoản thị trường tiền tệ và chứng chỉ tiền gửi (CD) sẽ chia lãi cho người gửi thông qua số tiền mà họ gửi vào ngân hàng. Còn nguồn lợi của các ngân hàng thương mại sẽ là chênh lệch giữa hai mức lãi suất trả cho người gửi tiền và người vay tiền.
3 đặc điểm chính của các ngân hàng thương mại
Cụ thể, bạn có thể nhận ra 3 đặc điểm chính của các ngân hàng loại này là:
Rủi ro lớn, chịu kiểm soát chặt chẽ từ pháp luật
Do tiền vốn có thể bị khách hàng rút ra trước hạn, số lượng không dự báo trước. Vì thế, các ngân hàng thương mại thường chịu rất nhiều các rủi ro tín dụng, rủi ro về ngoại hối, thanh khoản…
Hơn thế, do các ngân hàng thương mại có quy mô lớn và có tính chi phối cao nên thường được kiểm soát rất chặt chẽ từ các chế tài, bộ luật của nhà nước.

Có tính liên kết và tính ổn định lớn
Các ngân hàng thường tạo thành mắt xích, liên kết qua lại với nhau. Cụ thể, ngân hàng này có thể đóng vai trò trung gian hoặc khách hàng của ngân hàng kia. Chính vì vậy, chỉ cần một ngân hàng trong chuỗi này có vấn đề thì các ngân hàng khác đều sẽ gặp trục trặc.
Có quy mô lớn với cấu trúc tài sản đặc biệt
Có thể nói, các ngân hàng thương mại thường có quy mô lớn về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Bởi lẽ, người ta sẽ cần đến vốn điều lệ tối thiểu khoảng 3000 tỷ đồng để mở một ngân hàng thương mại. Ngoài ra, các chi nhánh của ngân hàng loại này sẽ phủ rộng khắp trên cả nước, cấu trúc tài sản chủ yếu là tài chính.
Các chức năng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại ngoài việc có đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bình thường thì chúng còn đáp ứng thêm 3 chức năng cụ thể sau đây:
Là nơi thực hiện trung gian tín dụng
Ngân hàng thương mại có chức năng quan trọng nhất ở chức năng trung gian tín dụng. Nghĩa là họ sẽ làm cầu nối trung gian giữa những người có nguồn tiền dư sẵn sàng gửi để sinh lời cho những người cần tiền được vay.
Ở khâu này, các ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trò là người đi vay và đồng thời cũng là người cho vay. Họ kiếm tiền từ sự chênh lệch giữa vai trò của mình.
Là trung gian để thanh toán
Không những vậy, các ngân hàng thương mại còn có chức năng thanh toán theo nhu cầu của khách hàng. Thông qua các loại thẻ tín dụng, thẻ thanh toán… khách hàng có thể sử dụng thanh toán, chi tiêu theo nhu cầu, vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi.

Tạo ra tiền tệ
Nhờ việc kiếm lợi nhuận giữa trên chênh lệch của việc đi vay và cho vay, các ngân hàng thương mại đã tạo ra tiền tệ cho nền kinh tế.
Thông qua những điều trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về ngân hàng thương mại là gì? Và có thể an tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ đến từ ngân hàng này, đúng không nào! Nếu các bạn còn thắc mắc bất kỳ điều gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp cụ thể hơn nhé!